Thị trường Forex là một thị trường tài chính chưa chính thống tại Việt Nam, do đó việc lựa chọn các sàn giao dịch Forex khi tham gia vào thị trường này là một điều vô cùng quan trọng.
Trong bài học này, Decheforex.com sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức căn bản nhất về sàn môi giới Forex, các loại sàn môi giới và ưu nhược điểm của từng loại sàn môi mới Forex.
Mục Lục
I. Sàn môi giới Forex là gì?
Sàn môi giới Forex (Broker) là tổ chức đóng vai trò trung gian kết nối giữa những nhà giao dịch hoặc những tổ chức có nhu cầu trao đổi, mua bán các cặp tiền hay sản phẩm được giao dịch trên thị trường Forex, từ đó tạo ra thanh khoản cho thị trường.
Để trader có thể giao dịch, sàn môi giới sẽ cung cấp các nền tảng giao dịch cho phép mua và bán ngoại tệ (như phần mềm MT4, Ctrader…), sau khi trader đặt lệnh, lệnh giao dịch đó sẽ được chuyển trực tiếp tới Broker. Lúc này, sàn Forex có thể sẽ đẩy lệnh đó ra thị trường với sàn dạng ECN, hoặc có thể ôm lệnh với các sàn dạng Market Maker. Chính cách thức xử lý lệnh giao dịch này phân chia sàn môi giới Forex thành hai loại là Dealing Desk và Non-Dealing Desk.
Chúng ta cùng tìm hiểu về hai loại sàn môi giới Forex này ở phần dưới đây.
II. Phân loại Sàn môi giới Forex: Dealing Desk và Non-Dealing Desk
1. Sàn Forex dạng Dealing Desk:
Sàn Forex dạng Dealing Desk hay còn gọi là “Market Maker” kiếm tiền thông qua chênh lệch giá (spread) và cung cấp thanh khoản cho khách hàng của họ.
Các Market Maker cung cấp cả giá mua và giá bán, có nghĩa là họ đang thực hiện cả lệnh mua và bán của khách hàng. Do các sàn dạng này kiểm soát giá mà các lệnh giao dịch được khớp, nên có rất ít rủi ro họ phải chịu khi họ đặt mức chênh lệch giá cố định – Fixed spread.
(Xem thêm video hướng dẫn chọn sàn Forex uy tín)

Ngoài ra, khi giao dịch trên các sàn Forex dạng Dealing Desk, chúng ta sẽ không nhìn thấy tỷ giá liên ngân hàng của thị trường, tuy nhiên tỷ giá mà các sàn này cung cấp cũng rất gần với tỷ giá liên ngân hàng.
2. Sàn Forex dạng Non-Dealing Desk:
Sàn Forex dạng Non-Dealing Desk là loại sàn môi giới không giữ các lệnh giao dịch của bạn mà sẽ chuyển lệnh đến các nhà thanh khoản trực tiếp, tức là bạn sẽ giao dịch với giá của thị trường.
Hiểu một cách đơn giản, các sàn Forex dạng Non-Dealing Desk chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ liên kết trader với các nhà cung cấp thanh khoản và thu lợi nhuận bằng một khoản hoa hồng rất nhỏ thu từ mỗi giao dịch của khách hàng.

Các sàn Forex dạng Non-Dealing Desk đều cung cấp các loại tài khoản STP hoặc ECN là các loại tài khoản giao dịch có tính phí giao dịch cố định trên mỗi lệnh giao dịch, tuy nhiên Spread của các loại tài khoản này là Spread thả nổi rất nhỏ và có thể bằng 0.
III. Ưu điểm và nhược điểm của dạng sàn Dealing Desk và Non-Dealing Desk
1. Sàn Forex dạng Dealing Desk
- Ưu điểm: Spread cố định giúp trader tránh rủi ro khi thị trường biến động mạnh và tính toán được cụ thể, chính xác chi phí giao dịch. Ngoài ra, với sàn Forex dạng Dealing Desk bạn có thể giao dịch với khối lượng tối thiểu rất nhỏ như nano lot.
- Nhược điểm: Spread cố định thường khá cao hơn Spread thả nổi và thỉnh thoảng sẽ gặp vấn đề trong việc khớp lệnh chậm (bị requote)
2. Sàn Forex dạng Non-Dealing Desk
- Ưu điểm: Spread thả nổi cực kỳ thấp trong điều kiện thị trường bình thường. Khớp lệnh nhanh, rất hiếm khi bị từ chối khớp lệnh.
- Nhược điểm: Do Spread thả nổi nên khi thị trường có biến động lớn sẽ gặp phải tình trạng giãn spread, làm tăng rủi ro cũng như chi phí giao dịch.
Xem thêm: Spread là gì? Hiện tượng giãn Spread.
IV. Kết luận
Qua bài học trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được các loại sàn giao dịch chính trong thị trường Forex và các đặc điểm của chúng để từ đó lựa chọn cho mình một sàn giao dịch phù hợp.
Dưới đây là những sàn Forex uy tín hiện decheforex đang giao dịch. Các bạn có thể tham khảo
Chúc các bạn thành công!
———————————————————————
Để trau dồi thêm kiến thức về phân tích kỹ thuật cũng nhưng những kiến thức khác trong giao dịch trên thị trường Forex, các bạn có thể tham khảo các bài viết trong chuyên mục Tự học Forex dưới đây
—————————————————————————————–
Nếu bạn là người mới tham gia thị trường Forex, các bạn có thể tham khảo thêm những bài viết dưới đây.
- 9 bước để thực hiện một lệnh giao dịch hiệu quả trong Forex
- 12 khái niệm và thuật ngữ quan trọng nhất, bắt buộc phải hiểu rõ trong giao dịch Forex
————————————————————————–
Những video bài giảng từ Đế Chế Forex các bạn có thể tham khảo:
Phân tích kỹ thuật | Phân tích cơ bản | Phân tích tâm lý thị trường
Cách xem tin tức trên ForexFactory|Phân tích cơ bản
Các loại lệnh trong Forex| Buy limit – Sell limit – Buy Stop – Sell Stop
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì các bạn có thể tham gia vào kênh và nhóm thảo luận của Decheforex.com ở dưới đây để được hỗ trợ.
Kênh chính thức của Đế Chế Forex
Telegram Channel: https://t.me/decheforex
Telegram Group: https://t.me/decheforexgroup
Youtube Channel: https://www.youtube.com/decheforex
Facebook: https://www.facebook.com/groups/decheforex