Khi tìm hiểu về thị trường Forex, có thể các bạn sẽ nghe nói rất nhiều đến Phân tích kỹ thuật và Phân tích cơ bản, tuy nhiên bên cạnh hai trường phái phân tích trên thì chúng ta còn một trường phái phân thích nữa đó chính là Phân tích tâm lý thị trường.
Vậy ưu nhược điểm của 3 trường phái phân tích trên là gì? Chúng ta nên sử dụng trường phái phân tích nào để giao dịch forex hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học này nhé.
Mục Lục
I. Giới thiệu về 3 trường phái phân tích trong thị trường Forex
Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riền hiện nay đang tồn tại 3 trường phái phân tích chính để dự đoán xu hướng chuyển động của giá đó chính là Phân tích kỹ thuật, Phân tích cơ bản và Phân tích tâm lý thị trường.

Nếu như Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là 2 trường phái khá phổ biến đối với những nhà giao dịch cá nhân thì trường phái Phân tích tâm lý thị trường thường được các quỹ hoặc tổ chức lớn sử dụng nhiều hơn, tuy nhiên hiện nay với sự phát triển và phổ biến của thị trường tài chính thì ngày càng có nhiều trader đặc biệt là những trader kinh nghiệm lâu năm trên thị trường áp dụng hình thức phân tích này.
Hiện tại trên thị trường forex có rất nhiều trader thành công khi chỉ áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản, tuy nhiên cũng có rất nhiều trader thành công khi kết hợp 2 hoặc cả 3 phương pháp phân tích nêu trên trong quá trình giao dịch.
Vậy đặc điểm của từng trường phái trên là gì? Chúng ta nên chọn trường phái phân tích nào? Khi nào chúng ta nên kết hợp các trường phân tích với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể ở các phần tiếp theo của bài viết này nhé!
II. Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật – Technical Analysis (TA): là việc phân tích dữ liệu giá trong quá khứ và hiện tại để dự báo xu hướng chuyển động của giá trong tương lai.
Triết lý của phân tích kỹ thuật
- Giá phản ánh tất cả: những nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật tin rằng tất cả những yếu tố tác động đến giá cả của hàng hóa trên thị trường như thông tin kinh tế, chính trị, xã hội … đều được phản ánh lên giá cả của loại hàng hóa đó trên đồ thị
- Lịch sử đường giá có xu hướng lặp lại: Khi nghiên cứ về đường giá của các loại sản phẩm trên đồ thị xuyên suốt các giai đoạn trong lịch sử, những nhà giao dịch nhận thấy đường giá của các sản phẩm tăng giảm tạo thành những mô típ lặp đi lặp lại. Điều này được lý giải bởi tâm lý, cảm xúc của con người, thứ tác động trực tiếp đến hành vi mua bán trên thị trường tài chính thì không đổi qua hàng trăm năm lịch sử. Do đó, từ những mô hình giá, đường di chuyển của giá trong quá khứ, chúng ta có thể dự đoán được xu hướng sắp tới của giá trong tương lai.
Một số hình thức phân tích trong trường phái phân tích kỹ thuật
Khi tìm hiểu về phân tích kỹ thuật, các bạn sẽ bắt gặp những hình thức phân tích phổ biến sau:
-
Mô hình nến: Pinbar, Doji, Spinning Top…
-
Mô hình giá: Hai đỉnh, Hai đáy…
-
Chỉ báo: MA, Bollinger Bands, RSI…
-
Sử dụng công cụ: Trendline, Kênh giá, Fibonacci
-
Mô hình sóng Elliott
-
Price Action (Hành động giá)
-
…
Ở trong những bài học tiếp theo của chuỗi bài Tự học Forex, Đế Chế Forex sẽ lần lượt hướng dẫn các bạn về các hình thức phân tích trên một cách chi tiết nhất, cũng như cách thức để các bạn có thể sử dụng các hình thức trên để giao dịch một cách hiệu quả
Tham khảo thêm bài viết và những video bài giảng của Đế Chế Forex
- Những mô hình nến Nhật quan trọng trong Forex
-
Mô Hình Nến Nhật | 10 mẫu nến cần phải biến trong PTKT| Mô hình nến đơn
Ưu điểm của phân tích kỹ thuật:
- Dễ tiếp cận đối với người mới
- Có nhiều công cụ hỗ trợ trong quá trình phân tích
- Không cần có nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô
Nhược điểm của phân tích kỹ thuật:
Phân tích kỹ thuật thường có tính chủ quan cao, tức là phục thuộc khá nhiều vào phân tích chủ quan của từng trader
Ví dụ như với cùng một hình thức phân tích dựa vào mô hình giá, tuy nhiên khi nhìn trên đồ thị thực tế không phải ai cũng nhận ra mô hình giá đó vì đường giá trên thực tế không di chuyển chính xác như trên lý thuyết. Ngay cả khi hai trader đều nhận ra mô hình giá đó thì cách thức giao dịch của 2 trader vẫn có thể khác nhau, điều này thường tuy thuộc vào kinh nghiệm áp dụng mô hình giá trực tiếp trên thị trường của từng nhà giao dịch.
III. Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản – Fundamental Analysis (FA): là việc phân tích thông tin (kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai …) mà có thể tác động đến sự xu hướng giá của các cặp tiền hay một loại tài sản cụ thể nào đó.
Đối với thị trường ngoại hối, về cơ bản triết lý của phân tích cơ bản như sau: Nếu triển vọng kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia tốt thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ được đánh giá cao qua đó làm giá của đồng tiền đó sẽ tăng lên, và ngược lại.

Một số loại thông tin trader theo trường phái này cần nắm rõ như:
- Kinh tế: Lãi xuất, Tỷ lệ thất nhiệp, Chính sách tiền tệ…
- Chính trị: Chiến tranh thương mại, Căng thẳng Mỹ – Triều Tiên…
- Thiên tai, dịch bệnh: Covid, lũ lụt…
Trong đó, đối với những thông tin kinh tế, các Forex trader thường theo dõi trên chuyên trang nổi tiếng ForexFactory.
Bạn có thể tham khảo thêm: Cách đọc tin tức trên ForexFactory
Tác động của phân tích cơ bản đến thị trường
- Khi nghiên cứu về phân tích cơ bản, bạn cần phải tìm hiểu rõ những thông tin mà bạn đang phân tích sẽ tác động đến xu hướng giá trong dài hạn hay ngắn hạn. Một điều nữa các bạn cần lưu ý là có một số loại thông tin sẽ tác động đến thị trường trong cả ngắn hạn và dài hạn.
- Thông tin tác động đến xu hướng trong ngắn hạn: Doanh số bán lẻ hàng tháng, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được công bố hàng tháng…
- Thông tin tác động đến xu hướng trong dài hạn: Chính sách tiền tệ, chiến tranh thương mại…
Ví dụ sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác động của tin tức đến thị trường:
FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) tăng lãi xuất đồng Đô La Mỹ từ 2.25% lên 2,5% tác động đến giá vàng (XAU/USD) như thế nào
- Trong ngắn hạn: Giá Vàng “GIẢM” do khi thời điểm công bố lãi suất của đồng USD tăng, giá của đồng USD tăng
- Trong dài hạn: Giá vàng “TĂNG” do khi FED tăng lãi suất sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn rất nhiều do hầu hết các doanh nghiệp lớn đều phải vay rất nhiều tiền trong quá trình kinh doanh, do đó khi tiền lãi từ ngân hàng tăng sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh hơn, do đó việc đầu tư vào những doanh nghiệp này sẽ mang lại khả năng sinh lời kém, thậm chí là thua lỗ, do đó nhà đầu tư có xu hướng chuyển dòng tiền sang loại tài sản tích trữ an toàn như là Vàng.
Ưu điểm của phân tích cơ bản
- Không mang tính chủ quan của mỗi cá nhân
- Giúp xác định khá tốt xu hướng trong dài hạn
Nhược điểm của phân tích cơ bản
- Cần có kiến thức về kinh tế vĩ mô
- Tốn khá nhiều thời gian phân tích thông tin, đôi khi tính chính xác của thông tin chỉ mang tính tương đối
- Không trực quan được như phân tích kỹ thuật, khó xác định được điểm mua – bán, điểm chốt lời, điểm chốt lỗ
IV. Phân tích tâm lý thị trường
Phân tích tâm lý thị trường là gì?
Phân tích tâm lý thị trường – Sentiment Analysis (SA): là việc phân tích trạng thái tâm lý và cảm xúc của tất cả những người đang tham gia vào thị trường.

Tại sao phân tích tâm lý thị trường hiệu quả?
Như các bạn đã biết, trong cuộc sống cũng như trong thị trường tài chính, hầu hết chúng ta thường đưa ra những quyết định mua – bán dựa trên tâm lý và trạng thái cảm xúc tại thời điểm đưa ra quyết định, do đó nếu phân tích được “đám đông” trong thị trường đang nghĩ gì đồng nghĩa bạn sẽ biết được hành động tiếp theo của họ sẽ là mua hay bán loại sản phẩm mà bạn đang giao dịch, từ đó biết được xu hướng của loại cặp tiền hay sản phẩm đó sắp tăng hay giảm.
Cách thức sử dụng phân tích tâm lý thị trường
Để sử dụng được phân tích thị trường một cách hiệu quả, bạn cần phải lưu ý những đặc điểm sau:
- Đám đông đang nghiên về phe mua hay phe bán
- Khi nào nên đi theo đám đông, khi nào nên đi ngược
- Tâm lý chấp nhận rủi ro (AUD, NZD, cổ phiếu… tăng)
- Tâm lý loại bỏ rủi ro (USD, JPY, CHF, vàng… tăng)
V. Kết hợp 3 trường phái phân tích trong giao dịch Forex
Một câu hỏi được rất nhiều trader đặt ra đó là liệu chúng ta có thể kết hợp được cả 3 trường phái phân tích nêu trên trong quá trình giao dịch?
Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả 3 trường phái phân tích trên trong quá trình các bạn giao dịch!
Ví dụ như bạn có thể sử dụng phân tích cơ bản để xác định xu hướng dài hạn của một cặp tiền, sau đó dự vào phân tích kỹ thuật để tìm vùng mua hoặc vùng bán tối ưu và cuối cùng là sử dụng phân tích tâm lý thị trường để xem xét xem hiện tại phần đông những nhà giao dịch khác trong thị trường đang có xu hướng mua vào hay bán ra đối với cặp tiền bạn đang giao dịch, qua đó củng cố thêm cho nhận định của bạn từ 2 phương pháp phân tích trước đó.
Tuy nhiên, một điểm mà bạn cần lưu ý là việc kết hợp cả 3 trường phái phân tích trên đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức tương đối chuyên sâu về từng trường phái phân tích cũng như cần phải có kinh nghiệm nhất định trong quá trình giao dịch.
Việc kết hợp 3 trường phái cùng một lúc chắc chắn sẽ không dành cho những “Người mới”, thậm chí nếu bạn mới tham gia thị trường nhưng lại cố muốn sử dụng cả 3 phương pháp phân tích này cùng 1 lúc, rất có thể nó sẽ làm bạn càng trở nên mất phương hướng trong quá trình phân tích.

VI. Lời kết
Qua bài học này, Đế chế Forex đã gửi tới các bạn những đặc điểm của 3 trường phái phân tích hiện đang được sử dụng phổ biến trong thị trường forex và thị trường tài chính.
Hy vọng với những chia sẻ ở bài học này, các bạn sẽ có thể lựa chọn được hình thức phân tích phù hợp với bản thân. Và dù bạn lựa chọn hình thức phân tích nào hay kết hợp các trường phái phân tích nêu trên thì Đế Chế Forex xin chúc bạn luôn đạt được hiệu quả và lợi nhuận từ phương pháp bạn đã chọn.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài học tiếp theo…
Để trau dồi thêm kiến thức về phân tích kỹ thuật cũng nhưng những kiến thức khác trong giao dịch trên thị trường Forex, các bạn có thể tham khảo các bài viết trong chuyên mục Tự học Forex dưới đây
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các Video bài giảng của Đế Chế Forex tại đây:
-
Phân tích kỹ thuật | Phân tích cơ bản | Phân tích tâm lý thị trường
-
Kháng Cự Hỗ Trợ | Lý thuyết Supply Demand| Xác định Kháng Cự Hỗ Trợ mạnh
- Mô Hình Nến Nhật | 12 Mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trong PTKT
- Mô Hình Nến Nhật | 10 mẫu nến cần phải biến trong PTKT| Mô hình nến đơn | Đế Chế Forex
——————————————————————————————
Nếu bạn là người mới tham gia thị trường Forex, các bạn có thể tham khảo thêm những bài viết dưới đây.
- Forex Là Gì? Tổng Quan Về Thị Trường Forex
- Bid – Ask Spread là gì? Hướng dẫn tính Bid Ask Spread trong thị trường Forex
- Pip là gì? Point là gì? Cách tính Pip Point Lot trong giao dịch Forex
- Lý thuyết Dow – Nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật
——————————————————————————————
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì các bạn có thể tham gia vào kênh và nhóm thảo luận của Decheforex.com ở dưới đây để được hỗ trợ.
Kênh chính thức của Đế Chế Forex
Telegram Channel: https://t.me/decheforex
Telegram Group: https://t.me/decheforexgroup
Youtube Channel: https://www.youtube.com/decheforex