RSI là một chỉ báo (indicator) kỹ thuật thuộc bộ chỉ báo động lượng được phát triển bởi J. Welles Wilder, cũng là người đã phát minh ra chỉ báo RSI mà chúng ta đã học ở bài hôm trước. RSI là một trong những chỉ báo rất phổ biến với các Trader trong thị trường Forex cũng như các thị trường tài chính khác.
Trong bài học này nhé, Đế Chế Forex sẽ giúp các bản hiểu rõ được đặc điểm, chắc năng của RSI cũng như những cách thức để áp dụng RSI vào trong giao dịch Forex một cách hiệu quả nhất.
Bắt đầu nhé!
Mục Lục
1. RSI là gì?
1.1 Khái niệm RSI
- RSI (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá để đánh giá các điều kiện QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN của thị trường
- Chỉ báo RSI được hiển thị dưới dạng bộ dao động (Oscillator) – là biểu đồ đường di chuyển giữa hai mức giới hạn được đo theo thang điểm từ 0 đến 100.
- RSI được phát triển bởi J. Welles Wildervào năm 1978
1.2 Chức năng của RSI
RSI cho chúng ta biết khi nào thị trường đang trong trạng thái quá mua (tức là tăng quá nhiều) hoặc bị quá bán (tức giảm quá nhiều) và cho bạn dấu hiệu khi nào xu hướng thị trường có thể đảo chiều.
1.3 Công thức tính RSI
RSI=100-[100/(1+RS)]
Trong đó:
- RS= tổng số lần giá tăng/tổng số lần giá giảm.
- RSI thường được tính dựa vào 14 ngày gần nhất và dùng giá đóng cửa để tính
- Theo công thức này thì RSI là một chỉ số dao động, biến động trong phạm vi từ 0 đến 100.
Chỉ báo RSI thường được sử dụng nhiều nhất với chu kỳ 14 phiên, giá trị cũng được chuẩn hóa thành phạm vi từ 0 đến 100 và các đường biên tiêu chuẩn được vẽ ở mức 30 và 70.
2. Đặc điểm, tính chất của RSI
2.1 Hiện tượng QUÁ MUA (Overbought) – QUÁ BÁN (Oversold) với RSI
Chỉ số RSI có 3 mức quan trong là 50, 30 và 70. Ý nghĩa của các mức trên như sau:
- Khi phần lớn đường RSI trên mức 50, thị trường thể hiện xu hướng tăng, lúc này mức RSI 50 đóng vai trò như một hỗ trợ và ngược lại với xu hướng giảm.

- Khi RSI lớn hơn 70, nó báo hiệu thị trường đang ở trạng thái QUÁ MUA. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng tăng và là tín hiệu dự báo thị trường có thể đảo chiều giảm trở lại.
Khi RSI nhỏ hơn 30, nó báo hiệu thị trường đang trạng thái QUÁ BÁN. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng giảm và là tín hiệu dự báo thị trường có thể đảo chiều tăng trở lại

2.2 Phân kỳ RSI (Divergence)
2.2.1 Phân kỳ thường (Phân kỳ đảo chiều)
Phân kỳ đảo chiều từ giảm sang tăng xảy ra khi: Giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI tạo đáy cao hơn
Phân kỳ đảo chiều từ tăng sang giảm xảy ra khi Giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI tạo đỉnh thấp hơn
Các bạn có thể tham khảo ví dụ về phân kỳ thường của RSI trong đồ thị dưới đây:

2.2.2 Phân kỳ kín (Phân kỳ tiếp diễn)
Phân kỳ tăng tiếp diễn xảy ra khi: Giá tạo đáy cao hơn nhưng RSI tạo đáy thấp hơn

Phân kỳ giảm tiếp diễn xảy ra khi: Giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng RSI tạo đỉnh cao hơn

3. Cài đặt RSI trên MT4 và Tradingview
Để cài đặt RSI trên phần mềm MT4, các bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Thêm chỉ báo RSI trên MT4
- Cách 1: Chọn Insert, tiếp theo chọn Indicator, sau đó chọn Oscillators và chọn Relative Strength Index
- Cách 2: Trên thanh Công cụ, mục Indicator list (f+), sau đó chọn Oscillators và chọn Relative Strength Index.

Bước 2: Tùy chính RSI
Để tùy chỉnh RSI, các bạn Click đúp vào chỉ báo RSI sẽ hiện lên cửa sổ như hình dưới. Trong mục này, các bạn sử dụng để tùy chỉnh của RSI như:
- Period: Chu kỳ (nên để mặc định là 14)
- Apply to: Chọn Close (tức là theo giá đóng nến)
- Style: Tùy chỉnh màu sắc của RSI
- Level: Nên chọn mức RSI 30 – 70

Việc cài đặt RSI trên Tradingview cũng tương tự như trên MT4.

4. Sai lầm thường gặp khi giao dịch với RSI
Có 3 sai lầm cơ bản mà rất nhiều trader mắc phải khi sử dụng RSI:
Sai lầm 1: Thực hiện lệnh BUY khi thị trường đang QUÁ BÁN
Rất nhiều trader áp dụng một cách máy móc hiện tượng quá mua quá bán vào trong giao dịch dẫn đến những kết quả giao dịch không tốt. Trên thực tế, trong một xu hướng tăng mạnh, khi RSI vượt ngưỡng 30 không có nghĩa là giá sẽ đảo chiều tăng.
Chúng ta chỉ nên áp dụng tính chất quá mua khi RSI xuống dưới 30 trong một thị trường Sideways.
Như trong ví dụ dưới đây, các bạn có thể thấy, mặc dù rất nhiều lần RSI giảm xuống dưới mức 30, tuy nhiên giá vẫn tiếp tục xu hướng giảm mạnh.

Sai lầm 2: Thực hiện lệnh SELL khi thị trường đang QUÁ MUA
Tương tự như trường hợp trên, rất nhiều nhà giao dịch mắc sai lầm khi thực hiện lệnh Sell mỗi khi thấy RSI vào vùng quá mua trên 70. Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, khi giá đang trong một xu hướng tăng mạnh, khi RSI nằm trong vùng 70 càng cho thấy giá sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn nữa. Do đó các bạn không nên chỉ giao dịch dựa vào hiện tượng quá mua của RSI.
Như trong ví dụ dưới đây, các bạn có thể thấy, mặc dù rất nhiều lần RSI tăng vượt mức 70, tuy nhiên giá vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh.

Sai lầm 3: Giao dịch ngay khi có tín hiệu PHÂN KỲ đảo chiều
Tính chất phân kỳ đảo chiều của RSI là một trong những dấu hiệu rất tốt để đánh giá như đảo chiều xu hướng, tuy nhiên không phải lúc nào xảy ra hiện tượng RSI phân kỳ cũng đồng nghĩa với việc giá sẽ đảo chiều ngay sau đó, đặc biệt là đối với những khung thời gian nhỏ, sự phân kỳ đôi khi chỉ cho thấy xu hướng hiện tại có thể sẽ có sự điều chỉnh trước khi tiếp tục xu hướng tăng trên khung lớn hơn.
Để có thêm căn cứ chắc chắn cho sự đảo chiều, các bạn nên kết hợp thêm các công cụ khác như Kháng cự hỗ trợ, Mô hình nến đảo chiều…
Dưới đây là một ví dụ cho thấy mặc dù RSI đã có dấu hiệu phân kỳ giảm, tuy nhiên giá chỉ điều chỉnh nhẹ sau đó vẫn tiếp tục xu hướng tăng trước đó.
5. Các phương pháp giao dịch hiệu quả với RSI
5.1 Giao dịch với RSI khi thị trường Sideways
Như đã đề cập ở trên, thường chúng ta sẽ chỉ áp dụng hiệu quả tính chất QUÁ MUA, QUÁ BÁN hiệu quả trong một thị trường Sideways. Ngoài ra, như chúng ta đã học ở bài trước, một chỉ báo khá hữu ích để giúp xác định biên độ giá di chuyển trong một phạm vi nhất định cũng hay được sử dụng khi thị trường Sideways đó chính là Bollinger Bands. Do đó, chúng ta có thể kết hợp 2 chỉ báo này với nhau để phân tích một cách khá hiệu quả khi thị trường đi ngang.
Ý tưởng kết hợp 2 chỉ báo này dựa trên việc RSI là một chỉ báo động lượng, nó được thiết kế để đi trước thị trường và đưa ra tín hiệu sớm về một điều gì đó sắp xảy ra trong tương lai. Còn Bollinger Bands thì ngược lại vì Bollinger Bands là một chỉ báo trễ (Lagging Indicator), có nghĩa là đi sau giá. Nó cung cấp những tín hiệu xác nhận sau khi giá đã chạy.
Vậy chúng ta sẽ thực hiện việc giao dịch kết hợp 2 chỉ báo RSI và Bollinger Bands như thế nào?
Khi giá có dấu hiệu đi ngang trong một biên độ nhất đinh:
- Canh BUY khi giá chạm Band dưới của Bolinger Bands và RSI vào vùng QUÁ BÁN
- Canh SELL khi giá chạm Band trên của Bolinger Bands và RSI vào vùng QUÁ MUA
Các bạn có thể tham khảo ví dụ trong hình dưới đây:

Ngoài ra, các bạn cũng có thể kết hợp thêm nhưng mức Kháng cự Hỗ trợ ngang để có thêm căn cứ cũng như tăng xác xuất khi giao dịch với phương pháp này.
5.2 Giao dịch theo xu hướng
Giao dịch theo xu hướng luôn là một ưu tiên hàng đầu của các trader chuyên nghiệp bởi sự an toàn cũng như mang lại hiệu quả cao.
Như tính chất của RSI chúng ta vừa học ở trên, trong một xu hướng tăng, phần lớn RSI sẽ di chuyển trên mức 50 (có thể kẻ thêm đường 40, giá có thể di chuyển trong vùng từ 40-100), khi đó đường 50 đóng vai trò như hỗ trợ đối với RSI và ngược lại với xu hướng giảm.
Cách thức áp dụng phương pháp này như sau:
- Xác định xu hướng chính bằng cách sử dụng đường trung bình EMA (Trendline, Kênh Giá….)
- Trong xu hướng tăng: Canh BUY khi giá tiệp cận đường EMA và RSI chạm đường 50 và có dấu hiệu quay đầu tăng.
- Trong xu hướng giảm: Canh SEll khi giá tiệp cận đường EMA và RSI chạm đường 50 và có dấu hiệu quay đầu giảm.
Các bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây khi kết hợp RSI với đường EMA 20 và EMA 50.

5.3 Giao dịch khi đảo chiều xu hướng
Chúng ra thường sử dụng RSI để nhận biết dấu hiệu của việc đảo chiều xu hướng qua tín hiệu phân kỳ, tuy nhiên trong một xu hướng mạnh và ở các khung thời gian lớn việc đảo chiều thường không xảy ra ngay lập tức khi có tín hiệu RSI phân kỳ.
Vậy làm để nào chúng ta có thể sự đoán chính xác tín hiệu đảo chiều của thị trường?
Câu trả lời là để chắc chắn hơn cho sự đảo chiều của xu hướng, chúng ta có thể sử dụng kết hợp thêm Kháng cự hỗ trợ, khi tín hiệu phân kỳ xảy ra ở vùng kháng cự hỗ trợ mạnh sẽ cho xác suất đảo chiều rất cao.
Ngoài ra, các bạn có thể kết hợp Các mô hình nến đảo chiều để có thêm căn cứ cho việc phân tích.
Việc cùng một lúc xuất hiện các dấu hiệu chứng tỏ sự đảo chiều sẽ cho chúng ta một căn cứ chắc chắn hơn cho việc đảo chiều của giá, từ đó quyết định giao dịch của chúng ta sẽ an toàn hơn.
Các bạn có thể tham khảo ví dụ như hình minh họa dưới đây về việc kết hợp RSI tại vùng kháng cự hỗ trợ kết hợp với sự xuất hiện của mô hình nến đảo chiều.

6. Lời kết
Qua bài học trên, Đế Chế Forex đã hướng dẫn các bạn rất chi tiết về các tính chất, đặc điểm và các lưu ý quan trọng khi sử dụng chỉ báo RSI. Đặc biệt là những cách thức để giao dịch hiệu quả với RSI trong thực tiễn.
Các bạn nên lưu ý là nên kết hợp RSI với 1 hoặc nhiều công cụ kỹ thuật khác như Bollinger Bands. Hỗ trợ kháng cự, Trendline, Mô hình nến đảo chiều … để tăng hiệu quả khi giao dịch. Đây cũng chính là các mà các trader chuyên nghiệp hay sử dụng, rất ít khi một trader chuyên nghiệp chỉ sử dụng một chỉ báo đơn lẻ.
Và cuối cùng là một điều vô cùng quan trọng đó là các bạn hãy thực hành thật nhiều với RSI để có thể hiễu rõ cũng như vận dụng được RSI với các công cụ khác một cách linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất trong thực chiến.
Chúc các bạn giao dịch hiệu quả với RSI. Hẹn gặp lại các bạn tại những bài học tiếp theo.
Để trau dồi thêm kiến thức về phân tích kỹ thuật cũng nhưng những kiến thức khác trong giao dịch trên thị trường Forex, các bạn có thể tham khảo các bài viết trong chuyên mục Tự học Forex dưới đây
- Khóa Tự Học Forex Căn Bản
- Khóa Tự Học Forex Nâng Cao
- Chuỗi Video Tự Học Forex Từ Căn Bản Đến Nâng Cao
—————————————————————————————–
Những video bài giảng từ Đế Chế Forex các bạn có thể tham khảo:
- Đường trung bình MA | Moving Average | Giao dịch hiệu quả nhất với EMA
- Mô Hình Nến Nhật | 12 Mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trong PTKT
- Mô hình nến Nhật – Cách đọc hiểu mô hình nến Nhật – Cấu tạo của nến nhật
- Forex là gì? Hiểu đúng bản chất của thị trường ngoại hối Forex | Đế Chế Forex
- Các thuật ngữ quan trọng trong Forex| Bid – Ask – Spread |Pip – Point – Lot
- Các thuật ngữ quan trọng trong Forex | Balance, Equity, Margin, Margin Level
- Các loại lệnh trong Forex| Buy limit – Sell limit – Buy Stop – Sell Stop
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm MT4 chi tiết nhất|Cách đặt lệnh trên MT4
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì các bạn có thể tham gia vào kênh và nhóm thảo luận của Decheforex.com ở dưới đây để được hỗ trợ.
Kênh chính thức của Đế Chế Forex
Telegram Channel: https://t.me/decheforex
Telegram Group: https://t.me/decheforexgroup
Youtube Channel: https://www.youtube.com/decheforex
Facebook: https://www.facebook.com/groups/decheforex