Mô hình cái nêm là một trong những mô hình giá thông dụng nhất trong phân tích kỹ thuật và đã mang lại nhiều thành công cho các nhà giao dịch. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của mô hình cái nêm cũng như làm thế nào để có thể hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận khi sử dụng mô hình nêm.
Trong bài học này, Đế Chế Forex sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết về mô hình cái nêm là gì, dấu hiệu nhận biết mô hình nêm và phương pháp giao dịch mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng mô hình cái nêm.
Mục Lục
1. Mô hình Cái Nêm là gì
Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) được tạo thành bởi 2 đường trendline cùng hướng lên hoặc hướng xuống và nó thường xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm và mang lại cho chúng ta tín hiệu là xu hướng hiện tại sẽ tiếp diễn hoặc có khả năng đảo chiều.
(Tham khảo thêm: Xu hướng, Cách xác định xu hướng – Trendline, Cách vẽ trendline chính xác)

2. Ý nghĩa mô hình Cái Nêm
Về bản chất mô hình Cái Nêm cho chúng ta thấy động lượng của xu hướng hiện tại đang yếu dần, điều này được thể hiện qua việc các nhịp sóng tăng và giảm ngày càng có biên độ nhỏ dần so với trước đó. Nói cách khác, đây có thể coi là giai đoạn phe mua và phe bán đang tạm thời nghỉ ngơi sau một giai đoạn tăng hoặc giảm mạnh trước đó và xu hướng tiếp theo sẽ được bắt đầu khi giá phá qua một trong 2 cạnh của nêm.
Để hiểu hơn về khái niệm cũng như ý nghĩa của mô hình cái nêm, các bạn hãy quan sát ví dụ trên đồ thị nhé.
Ở ví dụ đầu tiên này, chúng ta sẽ có mô hình cái nêm tăng khi cả 2 cạnh nêm là 2 đường trendline hướng lên trên.

Và ngược lại với mô hình nêm tăng, chúng ta sẽ có mô hình nêm giảm khi 2 đường trendline là 2 cạnh nêm đều hướng xuống như sau:

Một câu hỏi đặt ra là khi nào thì mô hình cái nêm cho tín hiệu tiếp diễn và khi nào thì nó cho chúng ta tín hiệu đảo chiều? Chúng ta cùng đi vào cụ thể từng loại mô hình cái nêm để để tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
3. Các loại mô hình cái nêm
3.1 Mô hình nêm tăng (Rising Wedge)
Khi mô hình nêm xuất hiện tại cuối của 1 xu hướng tăng chính, nó sẽ cho chúng ta dấu hiệu xu hướng này sẽ đảo chiều sang giảm . Còn khi mô hình nêm tăng xuất hiện trong 1 nhịp tăng điều chỉnh của 1 xu hướng giảm chính, nó sẽ báo hiệu xu hướng giảm chính sẽ được tiếp diễn. Như vậy tóm lại khi Mô hình nêm tăng xuất hiện, giá thường có xu hướng phá vỡ cạnh dưới của nêm để bắt đầu cho 1 xu hướng giảm tiếp theo, công việc của chúng ta sẽ là Sell xuống theo xu hướng giảm.

3.2 Mô hình nêm giảm (Falling Wedge)
Ngược lại với mô hình nêm tăng, khi mô hình nêm xuất hiện tại cuối của 1 xu hướng giảm chính, nó sẽ cho chúng ta dấu hiệu xu hướng này sẽ đảo chiều sang tăng . Còn khi mô hình nêm giảm xuất hiện trong 1 nhịp giảm điều chỉnh của 1 xu hướng tăng chính, nó sẽ báo hiệu xu hướng tăng chính sẽ được tiếp diễn. Như vậy tóm lại khi Mô hình nêm giảm xuất hiện, giá thường có xu hướng phá vỡ cạnh trên của nêm để bắt đầu cho 1 xu hướng tăng tiếp theo, công việc của chúng ta sẽ là BUY lên theo xu hướng tăng.

Vậy cụ thể hơn, cách thức chúng ta vào lệnh với Mô hình cái nêm sẽ như thế nào? chúng ta cùng qua phần tiếp theo nhé.
4. Cách giao dịch với mô hình cái nêm
4.1 Giao dịch với mô hình nêm tăng
Cách 1: Thực hiện giao dịch ngay khi giá phá qua cạnh của nêm
Điểm Entry: Thực hiện lệnh SELL khi giá xác nhận phá qua cạnh dưới của nêm.
Điểm Stop Loss: Điểm dừng lỗ sẽ được đặt ở phía trên đỉnh gần nhất trước đó.
Điểm Take Profit: Điểm chốt lời sẽ được tính theo chiều cao của cái nêm.
Cách 2: SELL khi giá phá Thực hiện giao dịch ngay khi giá phá qua cạnh của nêm và chờ giá retest
Điểm Entry: Khi giá phá qua cạnh của nêm, sẽ quan sát và chờ giá quay trở lại và Retest cạnh nêm.
Điểm Stop Loss: Điểm dừng lỗ sẽ được đặt ở phía trên đỉnh gần nhất trước đó.
Điểm Take Profit: Điểm chốt lời sẽ được tính theo chiều cao của cái nêm.
4.2 Giao dịch với mô hình nêm giảm
Đối với mô hình nêm giảm, các bạn cũng thực hiện lệnh giao dịch tương tự như mô hình nêm tăng.
5. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng mô hình cái nêm
Lưu ý 1: Mô hình Nêm có từ 3 điểm tiếp (giá ) xúc với cạnh nêm trở lên cho xác xuất thành công cao hơn
Khi giao dịch với mô hình nêm, chiều dài cạnh nêm càng dài thì xác xuất thành công càng cao hay nói cách khác mô hình nêm có từ 3 điểm tiếp xúc với cạnh nêm trở lên sẽ cho xác xuất thành công cao hơn, và khi đó điểm dừng lỗ cũng ngắn hơn. Các bạn có thê quan sát hình bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Lưu ý 2: Chờ đóng nến xác nhận Breakout
Một lưu ý rất quan trọng khi sử dụng mô hình cái nêm cũng như những mô hình giá khác đó chính là các bạn luôn phải chờ đóng nến xác nhận Breakout. Và chỉ khi đóng nến xác nhận Breakout qua cạnh nêm, khi đó mới xác nhận tạo mô hình nêm và lúc đó chúng ta sẽ tìm cơ hội vào lệnh.
Lưu ý 3: Cấu trúc thị trường và Vị trí của Nêm
Để có thể giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm, các bạn hãy quan sát cấu trúc thị trường và vị trí của Nêm
Nếu mô hình Nêm xuất hiện sau 1 xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm rõ ràng thì sẽ cho chúng ta xác xuất thành công cao hơn, còn nếu mô hình nêm xuất hiện trong một thị trường không rõ xu hướng, hoặc thị trường sideway thì hiệu quả thành công sẽ không cao.
Nếu mô hình Nêm xuất hiện gần cản mạnh thì sẽ cho chúng ta xác xuất đảo chiều cao hơn. Đặc biệt khi chúng ta sử dụng mô hình cái nêm để xác nhận sự đảo chiều của một xu hướng lớn.
Khi sử dụng mô hình cái nêm để giao dịch đảo chiều xu hướng, ngoài việc xác định mô hình cái nêm gần cản mạnh các bạn cũng nên kết hợp với các tín hiệu phân kỳ từ các chỉ báo như RSI, Stochastic, MACD… để tăng xác xuất thành công.
Lưu ý 4: Nên để Target lợi nhuận lớn hơn Target theo lý thuyết
Khi giao dịch với mô hình cái nêm, các bạn hãy để target lợi nhuận lớn hơn target lợi nhuận theo lý thuyết, cả trong trường hợp chúng ta giao dịch đảo chiều xu hướng với mô hình nêm và giao dịch tiếp diễn xu hướng với mô hình nêm.
Ngoài ra trong quá trình phân tích với mô hình cái nêm các bạn cũng đừng quên kết hợp sử dụng phân tích đa khung thời gian cũng như kết hợp với các công cụ chỉ báo khác
Một số bài viết rất chi tiết về các công cụ chỉ báo của Đế Chế Forex các bạn nên tham khảo:
Đường trung bình động Moving Average – Giao dịch hiệu quả với đường trung bình
Bollinger Bands – Những chiến lược giao dịch Forex hiệu quả với Bollinger Bands
Parabolic SAR – Chỉ báo đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Ichimoku – Hướng dẫn chi tiết cách giao dịch Forex hiệu quả với Ichimoku
6. Thực hành giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm
Để có thể hiểu hơn về phương pháp giao dịch với mô hình cái nêm các bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây nhé.
Quan sát ví dụ bên dưới, các bạn có thể thấy GBPUSD đang trong một xu hướng tăng khá rõ ràng và hiện tại giá đang có một nhịp giảm điều chỉnh và xuất hiện mô hình cái nêm. Và khi đóng nến xác nhận mô hình cái nêm chúng ta sẽ tìm cơ hội vào lệnh.
Điểm Entry: Trong trường hợp giao dịch thuận theo xu hướng, chúng ta sẽ vào lệnh BUY trong trường hợp này ngay khi đóng nến xác nhận breakout qua cạnh của nêm.
Điểm Stoploss: Đặt phía dưới đáy gần nhất.
Điểm Take Profit: Chúng ta có thể đặt theo chiều cao của nêm. Trong trường hợp này chúng ta sẽ để target cao hơn target theo lý thuyết nhé. Ngoài ra để tìm điểm chốt lời hiệu quả các bạn có thể sử dụng kết hợp phân tích đa khung thời gian với kháng cự hỗ trợ hoặc sử dụng Fibonacci Extension nhé.
Và lệnh của chúng ta đã chạm target
7. Tổng kết
Trong bài học này, Đế Chế Forex đã gửi đến các bạn những kiến thức rất quan trọng trong việc sử dụng Mô Hình Cái Nêm cũng như phương pháp giao dịch và các lưu ý quan trọng để có thể đạt lợi nhuận cao nhất khi sử dụng Mô Hình Cái Nêm.
Để có thể hiểu cũng như sử dụng thành thạo Mô Hình Cái Nêm trong phân tích và giao dịch, các bạn hãy ôn lại bài học cũng như thực hành nhiều trên đồ thị thực tế để có thể thành thạo nhé.
Chúc các bạn học tập và giao dịch hiệu quả.
THAM KHẢO BÀI VIẾT:
9 công cụ, chỉ báo PTKT thông dụng nhất trong giao dịch Forex