MACD là một chỉ báo được sử dụng rất phổ biến trong cộng đồng trader Việt Nam cũng như trên thế giới. MACD thực chất là gì? Đâu là đặc điểm các trader cần lưu ý khi sử dụng MACD cũng như làm thế nào để giao dịch hiệu quả với MACD?
Các bạn hãy cùng Đế Chế Forex tìm hiểu trong bài học này nhé!
Mục Lục
1. MACD là gì?
1.1 Khái niệm MACD
MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Đường trung bình động hội tụ phân kỳ).
MACD là một chỉ báo trễ (lagging indicator) được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979.
Chức năng chính của MACD là thực hiện 2 nhiệm vụ chính gồm dự báo phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng.
1.2 Cấu tạo chỉ báo MACD
MACD có cấu tạo gồm 4 phần:
- Đường MACD (đường màu xanh hay còn gọi là đường nhanh)
- Đường tín hiệu (signal line – đường màu cam) hay đường chậm
- Khu vực Histogram (hình biểu đồ thanh)
- Đường Zero dùng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD với đường đường tín hiệu

1.3 Công thức tính các thành phần MACD
- Đường MACD: EMA (chu kỳ 12) – EMA (chu kỳ 26)
- Đường tín hiệu (Signal Line): EMA9 của đường MACD
- MACD Histogram: đường MACD – đường tín hiệu (Signal Line)
- Đường MACD: đo khoảng cách giữa đường trung bình động 12 và đường trung bình động 26
2. Đặc điểm, tính chất của MACD
2.1 Đường MACD và đường Zero
- Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ dưới lên, là dấu hiệu của 1 thị trường tăng giá.
- Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ trên xuống, là dấu hiệu của 1 thị trường giảm giá
2.2 Đường tín hiệu (Signal Line)
Đường tín hiệu (Signal Line): được tạo ra từ chính đường MACD với chu kỳ 9 hay EMA 9 của MACD, do đó đường tín hiệu thường được gọi là đường chậm
Nên Signal Line luôn đi theo đường MACD line và cho chúng ta tín hiệu khi 2 đường này giao cắt nhau như sau:
- Trong 1 xu hướng tăng đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ dưới lên
- Trong 1 xu hướng giảm, đường MACD sẽ cắt đường tín hiệu và đi từ trên xuống
2.3 MACD Histogram
Đường Histogram: dùng để đo khoảng cách chênh lệch giữa đường MACD nhanh với đường tín hiệu Signal Line được hiển thị bằng các thanh tiến lên trên hoặc xuống dưới.
Dựa trên đường zero, Histogram sẽ dao động quanh khu vực này. Nếu đường MACD lớn hơn đường signal line, khi đó Histogram sẽ là các đồi dương. Nếu đường MACD nhỏ hơn Signal Line thì Histogram sẽ là các đồi âm (nằm dưới đường zero).
Ngoài ra, các thanh của Histogram có kích thước không đều, dài ngắn khác nhau để thể hiện thông tin liên quan tới xung lượng giá. Nếu lực mua tiếp tục tăng nhưng dựa trên công thức tính của histogram lại cho ra các trụ càng ngày càng ngắn lại, cho thấy lực đang yếu dần đi, dẫn tới giá có khả năng đảo chiều.
2.4 Phân kỳ MACD (Divergence)
Tương tự như các chỉ báo động lượng khác như RSI, Stochastic…, MACD cũng có tính chất phân kỳ để giúp chúng ta xác định tín hiệu đảo chiều.
Đặc biệt hơn các chỉ báo khác, với MACD, chúng ta có thể xác định tín hiệu đảo chiều dựa vào đường MACD hoặc biểu đồ MACD Histogram.
Phân kỳ đảo chiều từ giảm sang tăng xảy ra khi: Giá tạo đáy thấp hơn nhưng MACD tạo đáy cao hơn
Phân kỳ đảo chiều từ tăng sang giảm xảy ra khi Giá tạo đỉnh cao hơn nhưng MACD tạo đỉnh thấp hơn
Các bạn có thể tham khảo ví dụ về phân kỳ thường của MACD trong đồ thị dưới đây:


3. Cài đặt MACD trên MT4 và Tradingview
Để cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview, các bạn thực hiện thao tác như hình dưới đây:

Sau khi thêm chỉ báo MACD, các bạn có thể tùy chỉnh đầu vào “Input”, tuy nhiên theo mình các bạn nên để thông số Input mặc định là (12, 26, 9). Ngoài ra, các bạn cũng có thể tùy chỉnh màu sắc của MACD để dễ theo dõi.

Để cài đặt MACD trên phần mềm MT4, các bạn thực hiện như sau:
- Cách 1: Chọn Insert, tiếp theo chọn Indicator, sau đó chọn Oscillators và chọn MACD
- Cách 2: Trên thanh Công cụ, mục Indicator list (f+), sau đó chọn Oscillators và chọn MACD

(Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn sử dụng MT4 trên điện thoại)
4. Sai lầm thường gặp khi giao dịch với MACD
Sai lầm mà các trader thường mắc phải khi sử dụng MACD như đó chính là sử dụng MACD trong thị trường Sideways. Cũng tương tự như đường tủng bình động, khi sử dụng MACD trong thị trường không có xu hướng rõ ràng thường cho chúng ta những tín hiệu nhiễu.

Ngoài ra, các bạn cần lưu ý khi sử dụng tín hiệu đường MACD cắt đường Singal hoặc cắt đường Zero, đây là những tín hiệu khá trễ, thông thường khi các đường này cắt nhau thì giá đã chạy được một đoạn rồi. Do đó, nếu chỉ đơn thuần sử dụng tín hiệu các đường này cắt nhau, các bạn sẽ khó có được một vị thế vào lệnh đẹp.
Vậy đâu là cách thức giao dịch hiệu quả với chỉ báo MACD, chúng ta cùng qua phần tiếp theo nhé.
5. Các phương pháp giao dịch hiệu quả với MACD
5.1 Giao dịch theo xu hướng
Trong phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng MACD để tìm điểm vào lệnh theo xu hướng chính của thị trường. Các bước giao dịch theo phương pháp này như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng chính của thị trường trên khung thời gian lớn (D1)
Bước 2: Tìm điểm vào lệnh trên khung thời gian nhỏ hơn (H4)
- Trong xu hướng tăng, canh Buy khi đường MACD cắt đường Signal đi lên
- Trong xu hướng giảm: Canh Sell khi đường MACD cắt đường Signal đi xuống
Các bạn có thể tham khảo ví dụ về giao dịch với MACD trên khung thời gian D1 và H4 như sau:

Như trên biểu đồ, chúng ta có thể thấy trên D1, giá đang trong xu hướng giảm khi tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Các bạn cũng có thể kẻ được một đường Trendline để xác định xu hướng như trên hình.
(Tham khảo thêm bài viết: Phân tích đa khung thời gian Forex )
Trong Bước 1 này, các bạn cũng có thể kết hợp các chỉ báo khác để xác định xu hướng như Đường trung bình động MA, Bollinger Bands, Mây Ichimoku, Parabolic SARS…
Sau khi đã xác định được xu hướng giảm, chúng ta sẽ tìm cơ hội vào lệnh Sell trên H4 dựa vào MACD như hình dưới đây.

Và đây là kết quả của lệnh giao dịch trên:

Như các bạn có thể thấy, giao dịch theo xu hướng luôn mang lại hiệu quả cũng như độ an toàn cao dù với MACD hay với các chỉ báo khác. Tuy nhiên các bạn cần phải kiên nhẫn để tìm được một điểm vào lệnh tốt để giảm thiểu rủi ro cũng như tối ưu hóa lợi nhuận.
5.2 Giao dịch khi đảo chiều xu hướng
Trong phương pháp này, chúng ta sử dụng tính chất phân kỳ của MACD. Các bần cần lưu ý, khi giao dịch với tín hiệu phân kỳ tức là chúng ta dự đoán giá có thể đảo chiều, chúng ta sẽ có xác xuất thành công cao hơn khi có 1 hoặc cùng 1 lúc xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Xảy ra gần kháng cự, hỗ trợ mạnh
- Có mô hình nến đảo chiều xuất hiện
- Giá đã tăng hoặc giảm được một khoảng rất xa
Các bạn có thể tham khảo ví dụ như trong hình dưới đây:

Ngoài ra các bạn cũng có thể áp dụng tính chất phân kỳ của MACD Histogram đối với trường hợp trên như trong hình dưới đây.

6. Lời kết
Qua bài học trên, Đế Chế Forex đã hướng dẫn các bạn rất chi tiết về các tính chất, đặc điểm và các lưu ý quan trọng khi sử dụng chỉ báo MACD. Hy vọng qua bài học này, cách bạn có thể tránh được những sai lầm mà rất nhiều trader mắc phải khi sử dụng MACD, qua đó áp dụng được những cách thức để giao dịch hiệu quả với MACD trong thực tiễn.
Các bạn nên lưu ý MACD thường cho những tín hiệu trễ trong quá trình giao dịch, do đó các bạn nên kết hợp MACD với một hoặc nhiều công cụ kỹ thuật khác như Bollinger Bands, Hỗ trợ kháng cự, Trendline, Mô hình nến đảo chiều … để tăng hiệu quả khi giao dịch.
Và như thường lệ Đề Chế Forex mong các bạn hãy thực hành thật nhiều với MACD để có thể hiễu rõ cũng như vận dụng được MACD với các công cụ khác một cách linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất trong thực chiến.
Chúc các bạn giao dịch hiệu quả với MACD. Hẹn gặp lại các bạn tại những bài học tiếp theo.
Để trau dồi thêm kiến thức về phân tích kỹ thuật cũng nhưng những kiến thức khác trong giao dịch trên thị trường Forex, các bạn có thể tham khảo các bài viết trong chuyên mục Tự học Forex dưới đây
- Khóa Tự Học Forex Căn Bản
- Khóa Tự Học Forex Nâng Cao
- Chuỗi Video Tự Học Forex Từ Căn Bản Đến Nâng Cao
—————————————————————————————–
Nếu bạn là người mới tham gia thị trường Forex, các bạn có thể tham khảo thêm những bài viết dưới đây.
- 12 khái niệm và thuật ngữ quan trọng nhất, bắt buộc phải hiểu rõ trong giao dịch Forex
- Lý thuyết Dow – Nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật
- 9 bước để thực hiện một lệnh giao dịch hiệu quả trong Forex
- Mô hình giá là gì, Phân loại mô hình giá
- Mô hình 2 đỉnh (Double Top) , Mô hình 2 đáy (Double bottom)
- Mô hình Vai Đầu Vai (Head And Shoulders)
- Mô hình tam giác (Triangle)
- Mô hình cái nêm (Wedge)
- Mô hình chữ nhật (Rectangle)
- Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)
- Mô hình 3 đỉnh(Triple Top), Mô hình 3 đáy (Triple Bottom)
————————————————————————–
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì các bạn có thể tham gia vào kênh và nhóm thảo luận của Decheforex.com ở dưới đây để được hỗ trợ.
Kênh chính thức của Đế Chế Forex
Telegram Channel: https://t.me/decheforex
Telegram Group: https://t.me/decheforexgroup
Youtube Channel: https://www.youtube.com/decheforex
Facebook: https://www.facebook.com/groups/decheforex